Aspartame là một loại chất tạo ngọt nhân tạo (hay tổng hợp) rất phổ biến trong thực phẩm và dược phẩm. Ở Liên minh Châu Âu, nó được viết tắt là E951. Với khả năng tạo ngọt gấp 200 lần so với các loại đường bình thường và hàm lượng calo thấp, aspartame được nhiều người sử dụng với mục đích kiểm soát lượng calo tiêu thụ.
Aspartame được cấu tạo từ 2 acid amin tự nhiên là acid aspartic và phenylalanin:
– Acid aspartic là một acid amin không thiết yếu xuất hiện tự nhiên trong cơ thể con người và trong thực phẩm (thịt, cá, trứng, đậu nành, đậu phộng). Cơ thể sử dụng acid aspartic để tạo ra hormone và hỗ trợ các chức năng bình thường của hệ thần kinh.
– Phenylalanin là một acid amin thiết yếu, có tự nhiên trong hầu hết các nguồn protein, nhưng cơ thể con người không sản xuất được phenylalanine, con người phải lấy nó từ thức ăn (thịt nạc, sữa, quả hạch, hạt). Cơ thể sử dụng phenylalanine để tạo ra protein, hormone và các chất dẫn truyền thần kinh.
Công dụng và ứng dụng
– Do có độ ngọt cao, dễ sử dụng, không để lại hậu vị (là cảm giác ngọt còn đọng lại một thời gian sau khi nêm nếm) nên E951 được dùng trong nhiều loại thực phẩm, bánh kẹo, kẹo cao su, đồ uống, nước giải khát, đồ uống có cồn bia, rượu, sữa chua, thức ăn tráng miệng đông lạnh, bánh pudding, kẹo chewing gum, sữa đặc, các sản phẩm ăn kiêng ít đường, thực phẩm diet, sản phẩm trang trí thực phẩm, nước chấm, gia vị nấu nướng, bột nêm,..
– Ngoài ra Aspartame còn được dùng trong một số loại thuốc, vitamin bổ sung,..Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành thực phẩm thì liều lượng dùng an toàn là 40mg/kg thể trọng.
Độ an toàn của Aspartame
Theo Healthline thì Aspartame được nghiên cứu rất kỹ lưỡng với hơn 100 nghiên cứu chứng minh tính an toàn khi sử dụng trong thực phẩm. Các tổ chức sau đây đều coi aspartame là chất thay thế đường an toàn:
– FDA
– Ủy ban chuyên gia chung về phụ gia thực phẩm
– Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
– Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu
– Tổ chức Y tế Thế giới
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì tốt nhất nên sử dụng liều lượng phù hợp, và tránh sử dụng đối với một số trường hợp đặc biệt như người mắc bệnh phenylketo niệu (PKU) di truyền, người bị bệnh gan tiến triển và phụ nữ mang thai.
Liều dùng khuyến nghị
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), aspartame ngọt hơn đường khoảng 200 lần. Vì vậy, chỉ một lượng rất nhỏ aspartame là đủ để cung cấp vị ngọt cho thực phẩm và đồ uống. FDA và EFSA khuyến nghị về lượng tiêu thụ hàng ngày (ADI) của aspartame như sau: