- Tel: 0282 237 5565
- Hotline: 0396 0707 99
- Zalo: 0396 0707 99
Chia sẻ cách làm và phụ gia trong sản xuất bánh Trung Thu
Nội dung tóm tắt
1. Cách làm bánh trung thu thơm ngon, chuẩn vị
1.1 Nấu nước đường
Không chỉ đơn giản là đường và nước, nước đường của bánh Trung Thu còn phải có nước cốt chanh hoặc thơm và được nấu trong nhiều giờ liền để có màu sắc đẹp mắt. Ngoài ra, nước đường còn phải có độ sánh và loãng vừa, nếu quá đặc sẽ khiến bánh khô còn nếu quá lỏng, bánh sẽ bị nhão không còn ngon nữa.
Thông thường, nước đường sẽ là sự kết hợp giữa đường trắng và đường nâu sẽ giúp bánh có màu đẹp và chuẩn. Dù là bánh nướng, bánh dẻo hay các loại bánh Trung Thu khác thì khâu chuẩn bị nước đường đều quan trọng như nhau để chiếc bánh thành phẩm được ngon và đẹp như mong muốn.
Bước này để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn cho ra đời những chiếc bánh thơm ngon và đẹp mắt anfavietnam.vn mách bạn có thể sử dụng thêm một số loại phụ gia tạo ngọt, tạo sệt và tạo màu như phía dưới chúng tôi chia sẻ nhé!
1.2 Lựa chọn bột mì phù hợp
Tùy vào từng loại bánh khác nhau, bạn cần chọn đúng loại bột để có mẻ bánh Trung Thu ngon và đúng vị.
Đối với bánh trung thu nướng
+ Bột bánh cake: Do bột không chứ nhiều gluten nên bột phù hợp với những bánh cần độ xốp, mềm.Khi dùng loại bột mì này để làm vỏ bánh Trung thu nướng thì sẽ khiến bánh khá khô, cứng và phải mất khoảng 3-4 ngày sau khi nướng để vỏ bánh mềm xuống.
+ Bột mì đa dụng: Với hàm lượng Protein: 10.5% – 11.5% thì đây là loại bột thích hợp cho mọi loại bánh. Vỏ sau làm bằng bột mì đa dụng khi hoàn thành cũng sẽ hơi cứng, đặt ở nhiệt độ thường sau 2 ngày chúng sẽ mềm, xốp và thơm ngon hơn rất nhiều.
+ Bột bánh trung thu pha sẵn: Nếu bạn không có nhiều thời gian thì đây là bột tiện dụng nhất cho cả những bạn lần đầu làm bánh bởi chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn là sẽ có thành phần nhanh chóng và chuẩn vị.
Đối với bánh trung thu dẻo
Bánh Trung Thu dẻo sẽ được làm bằng bột nếp đã rang chín do đó bánh dẻo có thể thưởng thức ngay sau khi tạo hình hoàn chỉnh mà không cần phải hấp hay nướng lại.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bột pha sẵn tiện lợi. Nhưng để ngon và đậm đà nhất thì bột truyền thống vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu bạn nhé. Bạn chỉ cần ra các siêu thị hay chợ truyền thống tìm mua các loại “Bột bánh dẻo” hay “ Bột nếp chín” đều được.
1.3 Cách sên bánh trung thu
Đối với nhân ngọt
Khi bạn tiến hành sên nhân đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen,… cần đảm bảo các loại đậu, hạt đã được luộc hoặc hấp chín nhừ để tránh bị sượng, cứng khi ăn. Trước khi luộc đậu, một số loại đậu cần được ngâm trước với nước lọc hoặc nước sôi với 500gr đường từ 2 – 3 tiếng để đậu có vị ngọt.
Bạn nên sên nhân trên lửa vừa để nhân không bị tách nước và không bị khô. Nhân càng ráo, càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn. Ngoài ra, sên nhân cùng một ít dầu dừa sẽ giúp nhân thơm ngon hơn nữa đó!
Nhân đạt chuẩn ngon là có cấu trúc dẻo, thơm, mịn, khi cầm không bị dính tay và không bị chảy.
Đây cũng là bước quan trọng để bổ sung thêm một số loại phụ gia giúp cải thiện cấu trúc, tăng độ kết dính, giúp bánh giữ được độ mềm mịn thơm ngon bạn nhé!
Đối với nhân thập cẩm
Bạn nên ngâm mỡ với đường theo tỉ lệ 2 mỡ : 1 đường trong 6 tiếng để mỡ được trong và giòn. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm mỡ trước 1 ngày để mỡ đạt được chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, luộc hạt sen thì cần ngâm với nước để cho hạt sen mềm và mau nhừ. Bạn cũng có thể luộc với nước lọc hoặc nước đường sẽ giúp hạt sen ngọt, mềm và ngon hơn.
Khi các nguyên liệu ráo nước và khô hoàn toàn, bạn cắt các nguyên liệu thật nhuyễn và tuyệt đối không xay. Để tạo độ ngọt và đậm đà cho nhân, bạn nên dùng nước đường hoặc nước tương, dầu hào thay vì đường hay muối.
Bạn cần nhào nguyên liệu thật đều tay trên chảo với lửa nhỏ, khi nào thấy nhân có độ nặng và vo tròn thì nhân dính chắc lại là được.
1.3 Nặn bánh và ấn vào khuôn
Trước khi cho bột vào thì bạn cần chống dính khuôn bằng dầu ăn hoặc bột mì để thành phẩm được nguyên vẹn.
Bạn ấn dẹt bột, cho nhân vào trong và miết thật sát và chặt tay tránh làm không khí lọt vào làm vỏ và nhân bị tách. Độ dày bánh chuẩn nhất là 0.3mm – 0.5mm, nếu vỏ quá dày sẽ gây ngán còn khi vỏ quá mỏng sẽ làm bánh bị nứt, lộ nhân ra ngoài.
Để bánh không bị khô, nứt và mất hoạ tiết, bạn cho bánh vào khuôn và ấn thật chặt ngay sau khi bọc nhân.
1.4 Cách gia nhiệt và thời gian nướng bánh chuẩn
Trước khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ từ 165 – 175 độ C trong 15 phút.
Đối với hỗn hợp phết mặt bánh, bạn pha lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước. Nước đường cũng có thể được thêm vào để tạo độ ngọt và màu sắc đẹp hơn cho bánh. Bạn lưu ý phết trứng 2 – 3 lần và canh nhiệt độ để bánh được vàng nhưng không bị nứt vỏ.
Khi phết trứng, bạn chỉ phết thật nhẹ nhàng và phết lớp mỏng để bánh không bị nứt. Sau mỗi lần nướng, bạn cho bánh ra ngoài, xịt nước thật mỏng vừa đủ để làm ẩm mặt bánh, để nguội rồi mới tiến hành phết trứng.
Thời gian thích hợp và chuẩn xác để nướng bánh Trung Thu:
Lần 1: Nướng 180 – 190 độ C từ 5 – 8 phút tùy theo kích thước bánh.
Lần 2: Nướng 190 – 200 độ C từ 5 – 7 phút.
Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 – 180 độ C đến khi bánh chín.
2. Các loại phụ gia sử dụng trong sản xuất bánh trung thu
2.1 Tại sao phụ gia quan trọng trong làm bánh Trung Thu?
Phụ gia đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng bánh và giúp bánh có độ mềm mịn, bền màu và kéo dài thời gian lưu trữ hơn.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên liệu và phụ gia giúp tạo ra những chiếc bánh có chất lượng tốt và hương vị độc đáo. Từ những lớp vỏ giòn, mềm mịn của nhân bánh đến độ bền màu và hương vị thơm ngon, phụ gia đóng góp không thể thiếu để tạo nên những chiếc bánh Trung Thu ngon lành, đáng nhớ.
2.2 Các loại phụ gia trong sản xuất bánh trung thu
– Phụ gia cải thiện cấu trúc, tăng độ kết dính, tạo độ xốp cho bánh, giúp bánh giữ được độ mềm mịn, thơm ngon: Chất làm mềm Glycerin, Bột nở xốp Baking powder, chất nhũ hóa Soya Lecithin, đường nước Sorbitol, đường Trehalose,..
– Phụ gia bảo quản chống mốc, chống vi sinh vật, giúp kéo dài thời gian bảo quản như: Potassium Sorbate, Acid Sorbic, Sodium benzoate, Sodium Erythorbate,..
– Hương liệu: Hương trứng, hương sữa, hương sen, hương đậu xanh, hương hạnh nhân,… giúp vỏ bánh và nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của loại bánh và làm tăng cường hương vị tự nhiên vốn có của các thành phần chính.
– Màu thực phẩm: Vàng Cam Sunset Yellow, Đỏ Ponceau 4R, Xanh Lá, Nâu, Tím Violet, Vàng Tartrazine, Xanh Dương…giúp tạo màu sắc bắt mắt cho sản phẩm.
2.3 Lựa chọn phụ gia chất lượng
Luôn luôn lựa chọn những phụ gia chất lượng để đảm bảo bánh trung thu thơm ngon và an toàn cho sức khỏe của mọi người. Để làm được điều đó, các nhà sản xuất phải hiểu rõ các đặc tính của sản phẩm cũng như lựa chọn nhà cung cấp đáng tin. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đồng nghĩa nâng cao thương hiệu riêng của doanh nghiệp.
2.4 Tuân thủ tỷ lệ sử dụng
Việc sử dụng phụ gia cần tuân thủ đúng tỷ lệ được ghi trên bao bì cũng như từ nhà cung cấp để đảm bảo bánh có chất lượng tốt nhất. Tìm hiểu kỹ tính chất, thành phần và liều lượng nên và không nên dùng để đảm bảo chất lượng bánh làm ra.
Hy vọng với những chia sẻ của anfavietnam.vn về cách làm và phụ gia trong sản xuất bánh trung thu sẽ giúp bạn dễ dàng cho ra đời những mẻ bánh thơm ngon, chuẩn vị.
Tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu tại đây nhé.