– Tên gọi khác: Bột ngọt, mì chính, mononatri glutamat, MSG, E621
– Công thức hóa học: C5H8NNaO4
– Thành phần chính: Monosodium glutamate 99+%.
– Mô tả: dạng tinh thể, rắn và có dạng hình que, không màu, không mùi, rời rạc, dễ tan trong nước, tan vừa phải trong cồn và có vị ngọt như vị Umami theo cách gọi của người Nhật Bản.
– Quy cách: 25 kg/ bao
– Xuất xứ hóa chất: Malaysia
– Nhà sản xuất: Ajinoriki (MSG) Malaysia SDN.BHD.
– Địa chỉ: Lot 10460, Jalan Kilang, Bekan Bestari Jaya, 45600 Bestari Jaya, Selangor, Malaysia
MSG tên đầy đủ là Monosodium Glutamate là bột ngọt hay mì chính, một chất phụ gia được dùng rộng rãi trong quá trình chế biến món ăn. Chúng giúp cho các món súp, món canh, món xào,.. có 1 chút vị mặn hòa cùng vị ngon ngọt của thịt.
MSG có nguồn gốc từ axit glutamic (axit amin glutamate), trong tự nhiên đây là một loại axit amin dồi dào nhất. Thực chất Axit glutamic là một axit amin không quan trọng, lý giải điều này là do cơ thể có thể tự hình thành loại axit này. Trong cơ thể, axit glutamic phục vụ nhiều công năng khác nhau và có mặt trong đa số các loại thực phẩm.
Bột ngọt về mặt hóa học là một tinh thể bột màu trắng, tương tự như đường hoặc muối ăn. Còn được gọi là muối natri vì được kết hợp giữa axit glutamic và natri.
Monosodium glutamate giúp gia tăng hương vị umami từ thịt, theo đó umami là vị cơ bản thứ năm, hương vị ngọt từ thịt cùng với vị chua, mặn, ngọt và đắng. Trong ẩm thực châu Á, loại phụ gia này được sử dụng vô cùng phổ biến và có trong nhiều món ăn được chế biến sẵn tại phương Tây. Lượng bột ngọt trung bình mỗi ngày được sử dụng ở Mỹ và Anh là từ 0,55 đến 0,58 gr và tại Nhật Bản và Hàn Quốc là từ 1.2 đến 1.7 gram.
MSG được làm ra như thế nào?
Vào năm 1908, GS Kikunae Ikeda, Đại học Hoàng gia Tokyo (Nhật Bản) đã khám phá ra chất tạo nên vị ngọt như thịt của tảo biển chính là Natri Glutamat. Chất chiết xuất từ tảo biển này bắt đầu được sản xuất và sử dụng rộng rãi vào năm 1909. Bột ngọt cũng có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như: thịt, cá, sữa và trong rau quả như: cà rốt, đậu, ngô…
Bột ngọt được làm chủ yếu từ 3 phương pháp gồm: thủy phân đạm thực vật; tổng hợp hóa học từ Acrylonitrile và lên men vi khuẩn. Trong đó, lên men vi khuẩn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay từ một số loại nguyên liệu tự nhiên như: bắp, mía, củ cải đường, sắn… Sau khi sơ chế, các nguyên liệu này sẽ được chế biến thành dạng dung dịch, sau đó được bổ sung vi sinh vật để cho lên men và kết tinh thành bột ngọt.
Hướng dẫn sử dụng – Cách bảo quản
– Cho 5 người ăn: Lượng sử dụng với các món: Canh – lẩu: 1 thìa (muỗng); Xào: 1 thìa (muỗng); Kho: 1 thìa (muỗng).
– Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Sử dụng bột ngọt đúng cách
– Với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho…), nếu dùng bột ngọt thì nên chia 2 lần. Lần 1 là tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị Umami tự nhiên của nguyên liệu. Lần 2 là nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn.
– Với các món có nước (canh, súp, hầm,…), nên nêm bột ngọt lúc gần bắc ra khỏi bếp để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn.
Monosodium Glutamate có an toàn không?
Monosodium glutamate được các cơ quan y tế lớn trên thế giới như Uỷ ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Uỷ ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu; Bộ y tế, lao động và Phúc lợi Nhật Bản; Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ công nhận: Là gia vị an toàn và được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với liều lượng không xác định; có thể sử dụng tuỳ theo khẩu vị.
Hiện tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu An Fa cung cấp khá nhiều loại MSG, Quý khách hàng có thể gửi Liên hệ trực tiếp cho chúng tôi hoặc vui lòng Call/Zalo: 0396070799 để biết thêm thông tin chi tiết.